Du Lịch, Văn hóa thế giới

Nét đẹp văn hóa trà đạo của Nhật Bản

trà đạo nhật bản
Mất:7 phút, 12 giây để đọc.

Đất nước Nhật Bản, một đất nước nằm phía Đông của Đông Nam Á, được hợp thành bởi 4 quần đảo. Hình thành do các đợt vận động địa chất, nên có đặc trưng là nhiều động đất và núi lửa. Có thể vì thế mà hình thành cho con người Nhật Bản tính cách cẩn thận, tỉ mỉ và cần cù. Bên cạnh đó, người Nhật luôn tôn trọng, bảo vệ, duy trì và phát triển những giá trị truyền thống. Các nét văn hóa đẹp vẫn luôn được giữ gìn và phát triển. Có thể kể đến như: văn hóa trà đạo, văn hóa chào cúi đầu trong giao tiếp, tinh thần võ sĩ đạo,…

Nét văn hóa đặc biệt khi nhắc tới Nhật Bản phải nói đến văn hóa trà đạo. Trà tuy xuất hiện ở Trung Quốc trước, nhưng cách pha và thưởng trà Nhật Bản mang phong thái riêng. Văn hóa trà đạo mang ý nghĩa truyền thống đúng với bản sắc Nhật Bản. Bên cạnh đó mang đến sự thư thái, tĩnh lặng trong tâm hồn. Cách thưởng trà mang đặc trưng riêng, cho tâm hồn thanh tịnh để mở rộng, hòa hợp với thiên nhiên. Với lịch sử lâu đời, phát triển từ thế kỉ VII, trà đạo đã nổi tiếng trên thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vài nét cơ bản trong văn hóa trà đạo nhé

Trà viên riêng biệt trong trà đạo Nhật Bản

căn phòng để uống trà của người nhật

Yêu cầu về không gian thưởng trà đạo Nhật Bản rất cao. Trà viên phải được thiết kế tinh tế, hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Trong trà viên có trà thất – căn phòng dùng để thưởng trà. Trà thất thường xây nhỏ gọn khoảng vài mét vuông, được bày trí các tấm đệm hay chiếu tre sắp xếp theo hình vuông trang nhã và đẹp mắt. Trước trà thất người ta thường đặt một tảng đá lớn hình cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống, người thưởng trà sẽ rửa tay ở đây trước khi vào trà thất.

Dụng cụ cần thiết trong trà đạo

+ Kama (Nồi đun nước): Quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát.

+ Tetsubin (Ấm nước): Đun nước cho sôi lên để pha trà, thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát.

+ Chawan (Bát trà):là dụng cụ để thưởng trà thấp và rộng. Chanwan là đồ gốm được trang trí tỉ mẩn và sắc sảo. Có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý và quan trọng nhất của Trà đạo; gắn liền với tên tuổi của trà nhân.

+ Natsume (Hộp đựng trà): Chiếc hủ này cũng được trang trí rất đẹp, tăng tính thẩm mỹ và làm cho trà đựng bên trong tăng thêm giá trị.

+ Chasen (Chổi đánh trà): Được làm bằng tre một cách công phu và cũng là một dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột.

+ Shaku (Gáo múc nước): Chiếc gáo nhỏ, dùng để múc nước nóng từ kama vào bát, hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi.

+ Futaoki: Dụng cụ kê nắp khi mở nồi đun nước. Có dụng cụ này vì tính cách của người Nhật luôn tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng chi tiết. Bên cạnh đó, họ cũng có yêu cầu rất cao trong việc vệ sinh dù là chi tiết nhỏ nhất.

+ Kensui: Dụng cụ để nước bẩn. Dụng cụ này được để riêng biệt với nước đang sử dụng

dụng cụ khi pha trà đạo

Những quy tắc và nghi thức trong trà đạo

Cách thức pha trà trong trà đạo có các quy trình nghiêm ngặt. Pha trà cần đảm bảo sự khéo léo và nghiêm ngặt tuân thủ. Ngoài việc đảm bảo chính xác còn mang phong thái riêng của mỗi nghệ nhân. Từ đó tạo nên nét riêng biệt trong một văn hóa trà đạo rộng lớn.

Quy tắc khi chuẩn bị và pha trà

Người ta không dùng nước đang sôi để pha trà mà thứ nước này luôn được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C . Không dùng nước sôi để pha trà vì sẽ làm giảm hương vị của trà. Ấm pha trà và tách trà cần được tráng bằng nước trong bình thủy để làm ấm sau lau lại bằng khăn cho khô.

Quy trình pha trà đạo thông thường

Lần thứ nhất: Trà được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C rồi ngấm trà khoảng 2 phút trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một bình trà khác (hay chén tống). Mục đích là để giảm nhiệt độ trước khi rót vào bình pha trà. Nước pha trà lần đầu luôn được coi là đậm đà nhất, mùi vị trà thấm vào vị giác nhiều nhất.

pha trà đạo

Lần thứ hai: Trà được pha với nước nóng khoảng 80 độ C trong khoảng 30-40 giây. Nước được vào ấm pha trà rồi lắc nhẹ ấm và rót ra tách cho khách. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn. Đối với những người pha trà quen thuộc, họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủ. Rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật:rót nước thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà… Nước trà thứ hai tuy đã mất đi chút ít vị trà nhưng vẫn dậy hương trà thơm ngon. Tạo nên nét độc đáo của trà xanh Nhật Bản.

Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Sau khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy. Từ bình thủy rót vào ấm pha trà, nước chỉ còn ở nhiệt độ khoảng 90 độ C. vì thế có thể được rót trực tiếp từ bình thủy vào ấm trà.

Quy tắc rót trà cho khách

Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách. Bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách. Cũng như không đều về lượng trà trong mỗi tách. Do đó, tất cả các tách của khách đều được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… Rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml). Sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2,1 mỗi lần khoảng 20ml. Sao cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà. Nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách.

Khi pha trà còn cần phải chú ý đến lượng nước pha trà sao cho vừa đủ. Để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp. Lý do vì sai nhiệt độ và làm mất màu xanh của trà. Loại trà thường được sử dụng là trà hạng trung và có thể pha làm ba lần. Các loại trà đặc biệt có thể pha 4 đến 5 lần.

Nghi thức thưởng trà trong văn hóa trà đạo

wagashi nhật bản

Sau khi rót trà xong, chủ nhà sẽ xoay chén trà để mời khách. Người được mời sẽ đưa hai tay để đỡ chén trà và vái chào để bày tỏ lòng tôn kính. Sau đó, người ta đặt chén trà vào lòng bàn tay trái, khẽ xoay chén trà 2 lần bằng tay phải làm sao cho thấy được hoa văn đẹp nhất của tách trà. Tiếp đến, họ uống 3 ngụm trà thật từ tốn. Khi uống phải chép miệng kèm theo tiếng “khà” để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân.

Để tăng hương vị cho chén trà, người Nhật thường dùng kèm theo loại bánh ngọt tên Wagashi có vị ngọt nhẹ nhàng, hòa quyện cùng vị trà sẽ tạo nên một cảm giác thanh mát, tao nhã, lâng lâng khó tả. Chú ý, bạn nên ăn hết bánh sau đó uống một ngụm trà chứ không nên vừa ăn vừa uống

Nguồn:bachkhoahanoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.