Ở mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa ẩm thực riêng biệt và độc đáo. Từ cách chế biến, thưởng thức món ăn đến cách trang trí sẽ tạo nên nét đặc trưng cho quốc gia. Đi cùng với nền văn hoá ẩm thực đặc trưng đó lại có những chuẩn mực, nguyên tắc và những điều cấm kỵ trong việc ăn uống. Đó cũng là điểm khác biệt văn hoá để bạn có thể nhận diện ra các nước. Nếu bạn có dịp ghé thăm quốc gia nào đó hay gặp gỡ với người nước ngoài thì bạn hãy tìm hiểu qua văn hoá của họ cũng như cách ăn uống để không làm mất lòng đối phương. Dưới đây là những quy tắc về cách dùng bữa của các quốc gia châu Á. Hãy cùng tìm hiểu để trang bị thêm những kiến thức mới nhé!
Mục lục
Ấn Độ: ăn tay bốc và chỉ được cầm thức ăn bằng tay phải
Người Ấn cũng cho rằng, 5 ngón tay là tượng trưng cho 5 yếu tố: không gian, không khí, lửa, nước, trái đất. Việc ăn bằng tay sẽ giúp kích thích 5 yếu tố để tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày. Các dây thần kinh trên đầu ngón tay sẽ giúp kích thích tiêu hóa nhanh hơn. Từ đó, làm cho người ăn thấy ngon miệng hơn khi cảm thấy rõ đủ các hương vị, nguyên liệu làm nên món ăn.
Văn hoá ăn bằng tay của người Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia sở hữu một nền văn hóa ẩm thực rất khác lạ so với Việt Nam và các quốc gia Đông Bắc Á khác. Nét văn hóa ẩm thực điển hình của Ấn Độ chính là thói quen ăn bốc. Thay vì sử dụng đũa, hay các dụng cụ như dao, nĩa, thìa giống các nước Châu Á khác. Người Ấn sẽ để thức ăn lên đĩa, cầm đĩa bằng tay trái và bốc ăn bằng tay phải. Đây được coi là quy tắc hai bàn tay nghiêm ngặt trong ẩm thực Ấn. Thậm chí những người thuận tay trái khi ăn cũng sẽ dùng tay phải. Và cả những món có dạng lỏng như cà ri cũng sẽ ăn bằng tay.
Ăn bằng tay là cách thể hiện sự thành kính
Khi tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của quốc gia này. Có thể bạn sẽ thấy phong tục kì lạ này mất vệ sinh và kém văn minh. Người Ấn bị ảnh hưởng bởi hai tôn giáo chính là Phật giáo cùng Hồi giáo. Vì vậy họ quan niệm sùng bái tự nhiên và cho rằng thức ăn do đấng tối cao trao cho. Do đó, phải được đón lấy bằng tay trần, như một cách thể hiện sự thành kính. Bản thân những đất nước có nguồn gốc Hồi giáo như Indonesia cũng có tục ăn bốc này.
Thức ăn được đón bằng tay trần như một cách thể hiện sự thành kính. Và họ quan niệm ăn bằng tay vẫn được coi là sạch sẽ. Tuy nhiên phải cầm thức ăn bằng tay phải. Vì tay phải đại diện cho tính chất đúng đắn, công lý và cao khiết. Tuyệt đối không cầm thức ăn bằng tay trái. Đó là điều cấm kị, bởi tay trái là đại diện cho những yếu tố tiêu cực, xấu xa và nhơ bẩn.
Hàn Quốc: Văn hoá kính trên nhường dưới
Với văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc chúng ta có thể dễ dàng thấy trên những bộ phim hay các chương trình thực tế của đất nước này. Trong bàn ăn của người Hàn, những người lớn tuổi nhất trong nhà thường ngồi đầu tiên, sau đó đến những người ít tuổi nhất.
Người Hàn rất kĩ tính về chỗ ngồi trong bữa ăn
Hàn Quốc cũng là một quốc gia có nét văn hóa ẩm thực tinh tế mà bạn nên tìm hiểu nếu có dịp ghé thăm. Đặc điểm lớn nhất của văn hóa Hàn Quốc chính là phép tắc trên dưới. Khi đã ngồi vào bàn ăn của người Hàn. Bạn phải nhớ một loạt những quy tắc “kinh trên nhường dưới” . Vì người Hàn rất coi trọng thứ bậc trong xã hội. Thông thường chỗ ngồi sẽ được sắp xếp theo địa vị và tuổi tác. Trong một gia đình thì người Hàn sẽ ngồi theo vị trí từ cao xuống thấp theo địa vị trong gia đình.
Văn hoá mời rượu của người Hàn
Khi chuyền tay nhau cùng thưởng thức chung một ly rượu. Nếu ai đó đưa bạn ly rượu không, bạn hãy chờ họ rót đầy lại cho bạn. Người trẻ tuổi khi nhận ly rượu từ người lớn tuổi. Phải nhận bằng hay tay và quay mặt đi chỗ khác để uống. Người trẻ tuổi phải mời rượu người lớn tuổi trước. Đây là sự thể hiện phép lịch sự và lễ độ trong văn hóa ăn uống ở Hàn.
Bữa ăn của người Hàn rất đa dạng chủng loại và có cách ăn đúng chuẩn cho từng loại. Ví dụ như thìa chỉ dành riêng để ăn cơm và đũa để ăn các món khác. Khi khám phá nét văn hóa ẩm thực ở Hàn Quốc. Bạn sẽ thấy người Hàn Quốc trong bữa ăn thường không bao giờ cầm bát đĩa lên. Mà chỉ dùng đũa, thìa để gắp hay múc. Nếu muốn gắp đồ từ bát đĩa đựng thức ăn chung, họ phải đảm bảo đôi đũa của mình thật sạch sẽ, không bị dính cơm hay đồ ăn. Và những đôi đũa của người Hàn thường dẹt và làm từ kim loại.
Nhật Bản: Đẹp, tinh tế và đầy tôn kính
Nhật Bản – đất nước được biết tới như là một điểm dừng chân tuyệt vời đối với mọi người. Nổi tiếng về sự cầu kỳ và luôn đề cao phép tắc trong giao tiếp, chào hỏi hay trong cả vấn đề ăn uống,… Ngoài ra, văn hoá ẩm thực của người Nhật luôn được đánh giá cao về sự tinh tế cũng như tỉ mi trong cách chế biến và thưởng thức.
Người Nhật chú ý từng chi tiết nhỏ
Để thưởng thức món ăn Nhật đúng chuẩn. Bạn cần phải chú ý tới từng chi tiết nhỏ. Người Nhật thường bày thức ăn trên đãi rất ít. Bởi họ quan niệm không có gì là chính là phụ, mọi thứ đều tương liên và cân bằng với nhau. Những món ăn không chỉ là đẹp mắt mà những họa tiết trên bát đĩa cũng phải được hiển lộ từ việc không để đầy thực phẩm lên trên.
Không chỉ vậy, trong bữa ăn người Nhật không thể quên lời mời mang ý nghĩa cảm ơn. Vì bữa ăn ngon là “Itadakimasu” trước khi ăn và “Gochiso sama deshita” sau khi ăn.
Người Nhật rất coi trọng không gian riêng
Đến với Nhật Bản bạn sẽ thấy người Nhật rất trọng “không gian riêng” trong bữa ăn. Nó thể hiện ở việc mỗi người đều tự cầm bát và luôn hướng đũa về phía mình. Không để bát hay tựa cùi chỏ lên bàn tức “không gian chung”. Ngoài ra, đũa là vật dụng quan trọng nhất trong bữa cơm của người Nhật. Việc sử dụng đũa cũng phải theo một trình tự khắt khe. Ví dụ như đặt đũa lên bên phải miệng bát là nghi lễ trong đám tang. Vì vậy, bạn không được làm thế khi ở Nhật.
Nếu thưởng thức món ăn truyền thống sushi, bạn cần nhớ những nguyên tắc: Không gỡ nhân ra khỏi cơm. Không chấm phần cơm vào xì dầu và wasabi mà chỉ chấm phần cá hoặc tôm. Ngoài ra, văn hóa ẩm thực của người Nhật thì việc ăn uống xì xụp không phải là bất lịch sự. Đó là thể hiện sự tán thưởng đối với tài nghệ nấu nướng của người thết đãi bữa ăn.
Trung quốc: Cách cư xử trên bàn ăn
Tập tục ăn uống là rất quan trọng đối với Trung Quốc. Trong cuộc sống gia đình Trung Quốc xoay quanh bàn ăn. Theo truyền thống, người Trung Quốc tin rằng đó là bất lịch sự nói quá nhiều trong khi ăn. Một bữa ăn ngon được coi là quá đặc biệt để bị hư hỏng bởi cuộc trò chuyện.
Bữa ăn của người Trung Quốc được chia thành nhiều hình thức
Khám phá nét văn hóa trên bàn ăn ở một số quốc gia Châu Á không thể không nói tới Trung Quốc . Đây một trong những nền ẩm thực lớn nhất thế giới. Đến với Trung Quốc bạn sẽ thấy bữa ăn được chia ra thành nhiều hình thức khác nhau: điểm tâm, tiệc trà, tiệc bàn tròn,… Tuy nhiên, các bữa ăn này vẫn liên kết với nhau với nhau một điểm chung đó chính là bàn xoay. Đó là ở giữa bàn thường có một bộ trà nhỏ, xung quanh sẽ là bát sứ với đũa đặt bên phải.
Văn hoá dùng đũa của người Trung
Dùng đũa trong bữa ăn tưởng chừng đơn giản nhưng người Trung Quốc lại đặc biệt để tâm đến việc này. Trên bàn ăn, bạn tuyệt đối không được dùng đũa như một món đồ chơi. Không chỉ trỏ vào người khác hay xoay tròn đũa trong không khí. Không được để đũa cắm vào bát cơm vì nó gợi nhớ đến hình ảnh đám tang. Trên bàn ăn đông người không nên dùng đũa để bới thức ăn hoặc đâm xiên đồ ăn. Ngoài ra, nếu muốn gắp thức ăn cho người khác thì bạn nên dùng một đôi đũa riêng.
Ngoài ra, trong khi tìm hiểu khám phá văn hóa ẩm thực ở Trung Quốc. Bạn sẽ thấy những nguyên tắc bàn ăn như trừ món súp hoặc canh, các món ăn khác luôn luôn phải được ăn bằng đũa. Đặc biệt tuyệt đối không hút thuốc trong bàn ăn. Nếu bạn được gia chủ mời tới dùng bữa thì chỗ ngồi trong bữa ăn phải dựa vào sắp xếp của gia chủ. Bạn không nên ngồi tùy tiện.
Không nên lật mặt cá khi ăn ở Trung Quốc
Đây là quy tắc kì lạ bắt nguồn từ truyền thống. Hình ảnh những chú cá khiến họ liên tưởng đến những chiếc tàu của ngư dân. Nếu ăn cá mà lật ngược lại tức là tàu đánh cá của ngư dân sẽ bị lật và chìm giữa biển. Do đó, một số người còn bỏ cả phần dưới của con cá. Nếu có ăn uống cùng người Trung Quốc thì bạn nên ghi nhớ yếu tố này để tránh gây thiện cảm xấu với họ.
Nguồn: dulichviet.com.vn