Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund đến từ châu Âu đã tăng vốn của các doanh nghiệp niêm yết chủ yếu là hai nhóm bất động sản và ngân hàng. Đồng thời đưa cổ phiếu của các công ty tăng mạnh đặc biệt là Vinhomes nằm ở vị trí dẫn đầu tiếp theo sau là VFMVN Diamond ETF. Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang bùng nổ nghiêm trọng tại các nước thì thị trường bất động sản trong tháng 5 dự kiến sẽ có biến động liên tục với nhiều rủi ro lớn. Vì vậy các nhà đầu tư nên thận trọng trong từng bước đi để tránh những rủi ro tiềm ẩn.
Đầu tư tháng 4 của Pyn Elite Fund khá thấp
Trong tháng 4, kết quả đầu tư của Pyn Elite Fund thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Do thiếu vắng cổ phiếu Vingroup, Hòa Phát trong khi nhóm ngân hàng có dấu hiệu chững lại. Quỹ ngoại đến từ Phần Lan – Pyn Elite Fund vừa công bố báo cáo đầu tư tháng 4. Trong tháng qua, hiệu suất của quỹ đạt 0,65%. Thấp hơn so mức tăng 4% của VN-Index.
Những cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào hiệu suất chung quỹ Pyn là VN Diamond ETF (tăng 10%), MBB (8%) và HDB (3%). Tỷ lệ tăng vượt trội của VN-Index trong tháng 4 đến từ các cổ phiếu bluechip như NVL (63%), VIC (11%) và HPG (24%). Đánh giá từ Pyn Elite Fund, kết quả đầu tư thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Do thiếu vắng cổ phiếu Vingroup, Hòa Phát trong khi nhóm ngân hàng có dấu hiệu chững lại. Cùng với đó, cổ phiếu VEA giảm 7,5% so với tháng trước do doanh số bán xe ô tô phục hồi chậm.
Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, tỷ suất lợi nhuận đầu tư của Pyn Elite Fund đạt 5,81%, trong khi VN-Index tăng 12,72%. Theo so sánh, kết quả này thấp hơn đáng kể một số quỹ lớn trên thị trường như VEIL của Dragon Capital, VOF của VinaCapital hay VFMVN Diamond ETF. Về quy mô, tài sản thuộc quyền quản lý (AuM) của Pyn đạt 638,1 triệu USD.
Top khoản đầu tư lớn nhất của Pyn Elite Fund
Về danh mục đầu tư của Pyn Elite Fund, cổ phiếu VHM của Vinhomes dẫn đầu với tỷ trọng 13,6%. Theo sau là VFMVN Diamond ETF (10,3%). Trong nhóm ngân hàng, mã MBB của Ngân hàng MB vươn lên đứng thứ ba về tỷ trọng với 9,6%. Các mã ngân hàng có tỷ trọng trên 8% như CTG (8,7%), TPB (8,9%) và HDB (9,3%). Các khoản đầu tư lớn nhất còn có VEA, VRE, ACV và NLG.
Mặc dù kết quả đầu tư không mấy khả năng. Nhưng người đầu của Pyn vẫn có góc nhìn tương đối lạc quan về thị trường chung. Cuối tháng 4, ông Petri Deryng. Người quản lý danh mục của quỹ Pyn Elite Fund (Phần Lan) vừa có nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo ông Petri Deryng, quỹ Pyn đang có hiệu suất thấp hơn (underperformed) so với mặt bằng chung của thị trường. Vị lãnh đạo này thừa nhận rằng Pyn Elite Fund đã nhỡ “sóng” thép. Khi không có cổ phiếu thép nào trong danh mục đầu tư của mình.
Vĩ mô tích cực, cổ phiếu trụ tăng vốn: VN-Index có thể lên 1.400
Đại hội cổ đông 2021 vừa qua cho thấy xu hướng tăng vốn của các doanh nghiệp niêm yết. Thể hiện khá rõ ở hai nhóm có vốn hóa lớn nhất là ngân hàng và bất động sản. Theo thống kê của Chứng khoán SSI, 14 trong số 15 ngân hàng niêm yết có kế hoạch tăng vốn năm 2021. Trong đó có 7 ngân hàng tăng vốn bằng cách phát hành mới.
Nối tiếp quý I/2021 khả quan, diễn biến vĩ mô trong tháng 4 cũng tích cực khi. Các chỉ số kinh tế chính đều tăng mạnh so với cùng kỳ, đáng chú ý tất cả các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ đạo đều tăng trưởng tốt. CPI giảm tháng thứ 2 liên tiếp, tạo điều kiện cho mặt bằng lãi suất chung được duy trì ổn định.
Theo sát diễn biến của các chỉ số vĩ mô, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Tiếp tục cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, vượt trên mức kỳ vọng của thị trường. Trên HOSE, tổng lợi nhuận có quý phục hồi thứ 2 liên tiếp. Với tăng trưởng được đẩy mạnh lên 57% so với cùng kỳ. Các ngành chủ chốt có tác động lớn nhất đến tốc độ phục hồi lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết bao gồm 2 nhóm:
(1) Nhóm liên quan đến dịch vụ tài chính. Trong đó ngành ngân hàng tăng 76%, bảo hiểm tăng 230%. Và nhóm phi ngân hàng và bảo hiểm tăng 1.467%. (2) Nhóm liên quan đến đà tăng mạnh của giá hàng hóa cơ bản trong quý I/2021. Trong đó đáng chú ý nhất là tài nguyên cơ bản (+244%).
Nguồn: vietnambiz.vn