Thuốc lá điện tử còn được gọi là vape hay thuốc lá thế hệ mới hiện đang rất phổ biến. Ở Việt Nam, thị trường này đang rất sôi nổi và đa dạng từ khâu nhập cho đến phân phối. Phân khúc sản phẩm này đa phân là các thanh thiếu niên thế hệ trẻ nên nguồn cầu là có. Với lượng cầu nhiều đến từ giới trẻ thì nguồn cung cũng phải phát triển để có thể đáp ứng. Vì thế một loạt các sản phẩm thuốc lá điện tử trôi nổi, không rõ xuất xứ được bán chui. Sản phẩm được bán tràn lan từ online cho đến offline với số lượng nhiều không xuể. Dẫn đến thị trường này đang trở nên hỗn tạp hơn bao giờ hết.
Mục lục
Chưa có quy định cụ thể về pháp luật đối với mặt hàng này
TPO – Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã đưa ra quan điểm về vape. Các loại hình thuốc lá điện tử gây hại đối với sức khỏe thế hệ trẻ và thanh thiếu niên. Tuy nhiên đến nay chưa có quy định, chế tài riêng với loại hình này. Liên tục là các vụ bắt giữ sản phẩm thuốc lá điện tử (vape, pod) số lượng lớn. Điều đó cho thấy trong thời gian qua thị trường mặt hàng này đang rất sôi động. Đặc biệt là dịp Tết và các dịp lễ lớn ở các khu đô thị có mức sống cao. Thế nhưng, lại thiếu hành lang pháp lý để quản lý chặt chẽ thị trường đang bùng nổ này. Qua đó khiến các cơ quan chức năng gặp khó trong xử lý.
Đột nhập đường dây vape ngầm buôn bán trái phép
Các vụ bắt giữ có thể kể đến ngày 29/1, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục QLTT Hà Nội) đã phối hợp với Phòng PA05- Tổng Cục Quản lý thị trường và Đội QLTT số 16 tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử tại 12A2 tòa nhà 2A Chung cư Homland Lý Sơn, Long Biên do bà Tạ Châu Linh, sinh năm 1993 làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn đã phát hiện quả tang tại cơ sở có 73 máy đốt thuốc lá, 8.000 điếu thuốc lá điện tử, 3.043 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử. Tổng giá trị hàng hóa theo giá niêm yết trên tài khoản xã hội LuxuryStore666666 là gần 1 tỷ đồng.
Tất cả hàng hóa đều nhập chui, không có nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo an toàn
Trước đó, 2 điểm cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử đình đám tại địa chỉ số 5 Ngô Quyền và số 6 Nhà Chung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng đã bị Đội QLTT số 1 kiểm tra, thu giữ 1.348 sản phẩm hàng hoá là máy hút thuốc lá điện tử và các phụ kiện thay thế… đều có chữ nước ngoài, không có hoá đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Địa điểm kinh doanh mang tên “The Vape club” được xác định là của Đỗ Minh Đức (sinh năm 1990, thường trú tại số 42, phố Phùng Khắc Hoan, P.Ngô Thị Nhậm, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Thiếu các quy định về luật để quản lý cũng như các biện pháp chế tài
Dù liên tục bắt giữ nhưng lợi nhuận thu lại từ sản phẩm này là quá khủng. Các cửa hàng sau khi bị xử lý lại tiếp tục hoạt động ồ ạt, bất chấp mọi thứ. Như cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử mang tên The Vape Club tại địa chỉ số 5 Ngô Quyền và số 6 Nhà Chung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tiếp tục rao bán rầm rộ. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người bán hàng rao bán công khai các mặt hàng này.
Các loại vape, pod, thậm chí cigar có trị giá ước tính lên đến cả trăm triệu đồng. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Đại Nghĩa – Đội trưởng Đội QLTT số 1 – Cục QLTT Hà Nội cho biết, hiện việc kinh doanh theo hình thức online, qua các trang mạng xã hội, hình thức livestream… kết hợp với bán hàng tại cửa hàng rất phổ biến.
Đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá điện tử, là loại hình trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thanh, thiếu niên. Khi hút thuốc lá điện tử có chứa nicotine thay thế, vẫn gây nghiện, và nhất là chất lượng tinh dầu tạo mùi không được kiểm soát, có thể đó là các hoá chất gây độc hại, ảnh hưởng hệ hô hấp, phế quản, phổi của người sử dụng.
Nhà nước cần nhập cuộc và đưa ra giải phải
Tình trạng vape nhập lậu thiếu chế tài để kiểm soát khiến lực lượng chức năng chỉ có thể xử lý ở hành vi hàng không nguồn gốc xuất xứ, không xử lý tận gốc vấn đề. Đối với việc bắt xong lại mở lại bán như trường hợp The Vape Club, ông Nghĩa cho rằng, lực lượng QLTT địa bàn nào phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hành vi sai phạm trên địa bàn đó.
“Các hình thức xử lý từ khiển trách đến xử lý kiểm điểm, điều chuyển công tác người đứng đầu địa bàn”, ông Nghĩa nói. Được biết, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo khung pháp lý cho thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử. Các cơ quan liên quan như Bộ Y tế duy trì quan điểm nên cấm, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xem xét xây dựng tiêu chí kỹ thuật.
Qua bài viết, các bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường thuốc lá điện tử Việt. Hiện trạng thiếu kiểm soát trong khâu quản lý đã làm méo mó đi thị trường này. Tận dụng lỗ hổng luật pháp, các thành phần thiếu ý thức từ đó kinh doanh trục lợi cho mình. Từ đó, dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường cho nền kinh tế lẫn sức khỏe con người. Trong tương lai thuốc lá điện tử sẽ phát triển như thế nào tại Việt Nam? Đó vẫn là một câu hỏi mở cần lời giải đáp.
Nguồn: tienphong.vn